Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng thì bị xử phạt như thế nào

Tôi đang xây nhà, có vi phạm về giấy phép xây dựng với các nội dung sau:

1. Cao độ tầng của tầng 2, 3, 4 ;

2. Cao độ cả công trình;

3. Khoảng lùi trên không ở mặt trái (tầng 4 -5);

4. Khoảng lùi trên không ở mặt phải (tầng 5).

Nhà tôi đang xây ở khu vực dân cư hiện hữu Q3 (đối diện công viên Lê Thị Riêng), hẻm lộ giới 12m. Vậy cho tôi xin hỏi, với từng hạng mục vi phạm như vậy thì tôi sẽ bị xử lý như thế nào, mức phạt cụ thể, và có bị bắt tháo dỡ phần sai phạm, dựa theo các quy định nào của nhà nước?

Xin chân thành cảm ơn!


hình thức xử phạt xây dựng trái giấy phép xây dựng
>> thiết kế khách sạn mini

TRẢ LỜI:
1. Cơ sở pháp lý:

Luật xây dựng 2014
Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
Nghị định 180/2007/NĐ-CP
2. Trả lời:

Theo quy định tại khoản 5, điều 13, Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở thì:

Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:

“a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình”

Như vậy, hành vi xây dựng trái giấy phép xây dựng của anh sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, áp dụng điểm b, khoản 5, nghị định 121/2013/NĐ-CP nêu trên.

Bên canh đó, theo quy định tại điểm d, khoản 3, điều 5 nghị định 121/2013/NĐ-CP thì anh còn bị áp dụng biện pháp buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị (sau đây viết tắt là Nghị định số 180/2007/NĐ-CP). Cụ thể điều 13, nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định như sau:

“Công trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị xử lý như sau:

1. Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu tự phá dỡ phần công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng.

2. Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc chủ đầu tư tự phá dỡ phần công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng; đồng thời, áp dụng biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này.

3. Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp phải bị cưỡng chế phá dỡ. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ. Tùy mức độ vi phạm, chủ đầu tư còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra”

Căn cứ vào quy định trên thì anh buộc phải tháo dỡ phần nhà đã xây dựng trái giấy phép xây dựng.

Công ty xây dựng biệt thự


Giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở

Gia đình tôi đang ở quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Tôi có một vấn đề xin được tư vấn như sau: Gia đình tôi muốn sửa chữa lại ngôi nhà cấp II. Hiện trạng ngôi nhà đã xây cũ là: Tầng 1: 36m, tầng 2 mặt sàn xây dựng là 24 m. Nay gia đình tôi muốn dựng tạm vách khung nhôm kính để chắn bụi và lợp mái tôn số diện tích còn lại là 12 m vuông trên tầng II, làm mái chống nóng trên tầng III.

Như vậy, gia đình tôi có phải xin giấy cấp phép sửa nhà hay không? Có phải làm thủ tục giấy tờ và báo cáo cơ quan nào? Gia đình tôi mong được tư vấn và chân thành cảm ơn!
>> công ty vận tải

giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà tại hà nội

TRẢ LỜI:
1. Cơ sở pháp lý:

Thông tư số 10/2012/TT-BXD Hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng

Quyết định 20/2016/QĐ-UBND cấp giấy phép xây dựng thành phố Hà Nội

2. Nội dung tư vấn:

Điều 1 Thông tư 10/2012/TT-BXD quy định:

“Điều 1. Nội dung giấy phép xây dựng
Nội dung giấy phép xây dựng quy định tại Điều 4 của Nghị định 64/CP đối với từng loại công trình được thực hiện theo các mẫu của Thông tư này như sau:
1. Giấy phép xây dựng cấp cho các loại công trình, theo mẫu tại Phụ lục số 1, gồm:
a) Công trình không theo tuyến theo mẫu số 1,
b) Công trình theo tuyến theo mẫu số 2,
c) Công trình theo giai đoạn theo mẫu số 3,
d) Cấp cho các công trình của dự án theo mẫu số 4.
2. Giấy phép xây dựng cấp cho nhà ở riêng lẻ, theo mẫu tại Phụ lục số 2, gồm:
a) Nhà ở tại đô thị theo mẫu số 1,
b) Nhà ở tại nông thôn theo mẫu số 2.
3. Giấy phép xây dựng cấp cho sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ, theo mẫu tại Phụ lục số 3.
4. Giấy phép cấp cho di dời công trình theo mẫu tại Phụ lục số 4.
5. Giấy phép xây dựng tạm cấp cho công trình, nhà ở riêng lẻ theo mẫu tại Phụ lục số 5.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật trường hợp gia đình bạn muốn sửa chữa lại ngôi nhà cấp II thì phải xin Giấy phép cấp cho sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ.

Theo quy định bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 10/2012/TT-BXD như sau:

“Điều 7. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở, theo mẫu tại Phụ lục số 16 Thông tư này;
2. Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
3. Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo có tỷ lệ tư­ơng ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10×15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo;
4. Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.”
Về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại Thành phố Hà Nội được quy định tại Quyết định 20/2016/QĐ-UBND quyết định cấp giấy phép xây dựng thành phố Hà Nội:

“Điều 3. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của các cơ quan thuộc Thành phố
1. Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng các công trình sau (không bao gồm công trình nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất):
a) Công trình cấp I, cấp II;
b) Công trình tôn giáo thuộc dự án do các tổ chức tôn giáo làm chủ đầu tư;
c) Công trình đã được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa; công trình tượng đài, tranh hoành tráng;
d) Công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (không bao gồm báo cáo kinh tế kỹ thuật) thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư;
đ) Công trình nằm trên địa bàn từ hai (02) quận, huyện, thị xã trở lên;
e) Công trình xây dựng (bao gồm cả biển quảng cáo tấm lớn gắn trên công trình hoặc đứng độc lập) tiếp giáp với một (01) trong các tuyến phố (thuộc địa bàn các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng) sau:
– Hùng Vương, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên Phủ, Trần Phú;
– Láng Hạ, Giảng Võ, Nguyễn Chí Thanh, Liễu Giai, Văn Cao, Kim Mã, Nguyễn Thái Học;
– Hàng Khay, Tràng Thi, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Lý Thái Tổ;
– Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Ngô Quyền, Quang Trung, Hàng Bài, Phố Huế, Bà Triệu.
2. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất cấp giấy phép xây dựng các công trình nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong đô thị (bao gồm cả nhà ở riêng lẻ kết hợp chức năng khác không phân biệt quy mô và nhà biệt thự), trung tâm cụm xã, khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa được xếp hạng thuộc địa bàn mình quản lý, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Xác định thẩm quyền trong các trường hợp đặc biệt:
a) Trường hợp dự án gồm nhiều công trình có cấp khác nhau thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc dự án được xác định theo công trình có cấp cao nhất;
b) Đối với các trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo làm thay đổi quy mô công trình thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được xác định theo quy mô công trình mới;
c) Trường hợp có mâu thuẫn giữa các tiêu chí để xác định thẩm quyền cấp hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng thì Sở Xây dựng là cơ quan quyết định.”
Theo đó thì đối với các trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo làm thay đổi quy mô công trình thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được xác định theo quy mô công trình mới. Như vậy, trường hợp của bạn cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là UBND quận Hà Đông.

Công ty xây dựng nhà trọ

dịch vụ xin giấy phép xây dựng nhà trọn gói

Bạn đọc sẽ được trả lời các nội dung liên quan đến Nghị định 23, Nghị định 180 của Chính phủ: xây nhà ở sai mức nào bị phạt đến 300 triệu đồng; công trình xây dựng vi phạm ra sao thì bị phạt tới 500 triệu; ngoài bị phạt tiền chủ nhà, chủ công trình còn chịu những hình thức xử phạt bổ sung nào; những hành vi vi phạm nào bị buộc phải cưỡng chế phá dỡ công trình, trường hợp nào được khắc phục hậu quả và cho tiếp tục xây dựng…

những vấn đề liên quan đến xin giấy phép xây dựng

Chuyện các sàn giao dịch bất động sản môi giới sản phẩm “ảo”, không đúng như quảng cáo gần đây diễn ra khá nhiều. Vậy theo quy định các sàn này sẽ bị xử lý ra sao, mức phạt tiền là bao nhiêu…

Không chỉ xử lý vi phạm đối với các công trình xây dựng, Chính phủ cũng quy định rõ trách nhiệm của cán bộ nếu cấp phép xây dựng chậm, cấp phép sai so với quy định…


Các khách mời bao gồm:

– Ông Phan Đức Nhạn – phó giám đốc Sở Xây dựng
– Bà Hồ Thị Kim Loan – chánh Thanh tra Sở Xây dựng
– Ông Lâm Thanh Tùng – phó chánh Thanh tra Sở Xây dựng
– Ông Nguyễn Văn Thịnh – đội phó Đội Thanh tra cơ động Sở Xây dựng
– Ông Mai Thanh Tùng – đội phó Đội Thanh tra cơ động
– Ông Nguyễn Ngọc Hải – phó phòng cấp phép xây dựng

Cùng các chuyên viên của Sở Xây dựng TP.HCM.

Sau đây là nội dung các câu hỏi – trả lời của buổi giao lưu:

* Trường hợp nhà đang xây dựng mới nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng thì có bị xử phạt không? (Lê Thị Kiều, 44 tuổi, haichau_02x1b@…)

– Trường hợp này là xây dựng không phép; sẽ bị buộc đình chỉ thi công theo điều 12 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 và bị xử phạt theo khoản 2 điều 11 Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 05 tháng 9 năm 2009.

* Tôi xây nhà trên trục lộ đường 6m lề đường 5,5m. Nhà tôi XD có chiếm không gian phần lô gia 1,2m x 2,5m; như vậy tôi bị phạt bao nhiêu, và có được cấp chủ quyền nhà không, diện tích phép XD 4,5mx14m. Xin cám ơn (Nguyen Ninh, 59 tuổi, nguyenninh17@…)

– Trường hợp bạn hỏi không nêu rõ bạn đang ở khu vực đô thị hay nông thôn.

+ Trường hợp bạn xây dựng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 2, Điều 11, Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ và buộc phải tháo dỡ phần diện tích vi phạm trước lập thủ tục cấp chủ quyền.

+ Trường hợp bạn đã được cấp phép mà bạn xây dựng sai nội dung giấy phép được cấp như bạn nêu thì sẽ bị xử phạt quy định tại khoản 1, Điều 11, Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ và buộc phải tháo dỡ phần diện tích vi phạm trước lập thủ tục cấp chủ quyền.

* Nhà tôi nằm trong hẻm rộng hiện hữu 6 mét. Diện tích đất được công nhận 80 m2. Xin phép x/d thì chỉ được xây: trệt, lửng (mật độ x/d 80% so với diện tích đất), hai lầu và mái che cầu thang Nếu tôi xây hết diện tích tầng lửng mà không chừa ra 20% theo quy định thì có bị phạt không và phạt bao nhiêu ? Sau này có được hoàn công không ? Xin cám ơn (CHU HUY CƯỜNG, 46 tuổi, chuycuong64@…)

– Tường hợp này là xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp được quy định tại điểm e khoản 1 điều 4 Thông tư số 24/2009/TT-BXD ngày 22 tháng 7 năm 2009 của Bộ Xây dựng và bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 điều 11 Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ với mức phạt:

a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn;

b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác ở nông thôn và đô thị;

– Việc hoàn công công trình sẽ được Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét giải quyết sau khi đã chấp hành quyết định xử phạt.

* Tháng 10 năm 2006 tôi có xin phép xây dựng nhà 1 trệt 2 lầu, mái lợp tôn, diện tích nền: 4x16m, lầu 2 có diện tích 4x5m. Nhưng khi xây dựng tôi có thay đổi kết cấu như sau: tôi không xây phòng ở mặt tiền lầu 2 mà lại làm sân thượng có diện tích 4x5m, phần giữa nóc bê-tông diện tích 4×3.8m, phía sau là sân thượng. Vậy nhà của tôi sẽ được giải quyết như thế nào để được hợp pháp theo quy định hiện hành? (Lê Ngọc Hương, 48 tuổi, giodihoang@…)

– Theo trình bày của ông (bà) thì nhà của ông (bà) đã xây dựng sai Giấy phép xây dựng được cấp. Tuy nhiên, ông (bà) không nói rõ giấy phép xây dựng đã cấp là Giấy phép xây dựng riêng lẻ hay Giấy phép xây dựng cấp cho khu dân cư nên chúng tôi không thể trả lời cụ thể.

Để giúp ông (bà) hiểu thêm quy định pháp luật, chúng tôi có ý kiền như sau: Nếu Giấy phép xây dựng của ông (bà) là Giấy phép xây dựng riêng lẻ thì căn cứ khoản 3, Điều 4, Thông tư số 24/2009/TT-BXD ngày 22/7/2009 của Bộ Xây dựng, hành vi xây dựng công trình sai Giấy phép xây dựng của ông (bà) sẽ không bị xử phạt; để được cấp quyền sở hữu công trình (hợp pháp), ông (bà) cần liên hệ với Thanh tra Xây dựng quận – huyện nơi căn nhà tọa lạc để được giải quyết trước khi liên hệ cơ quan cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình.

* Đất đã đền bù giải tỏa nhưng vẫn còn 4m, người dân tái lấn chiêm xây dựng không phép, thanh tra xây dựng không phát hiện. Tôi đi làm chủ quyền nhà có bị phạt không? (dela, 23 tuổi, tran119@…)

– Đất đã đền bù giải tỏa, phần đất còn lại thuộc quyền sử dụng hợp pháp của chủ nhà, nều chủ nhà muốn xây dựng công trình thì phải liên hệ cơ quan chức năng xin cấp Giấy phép xây dựng. Trường hợp tự ý xây dựng khi chưa có Giấy phép xây dựng sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP, ngày 27/02/2009 và Nghị định số 180/2007/NĐ-CP, ngày 07/12/2007 của Chính phủ.

* Nhà 31m2 có được xây dựng đổ 2 sàn không? Ban công được phép đổ ra 1m2không? Vị trí nhà ngoài mặt tiền (lethinhieu@…)

– Nếu chiều rộng mặt tiền nhà của bạn từ 3,0m trở lên thì được xây dựng tối đa 2 tầng (có thể bố trí lửng tại trệt và mái che cầu thang tại sân thượng), chiều cao không quá 13,4m (đối với đường có lộ giới từ 20m trở lên) và không quá 12,2m (đối với đường có lộ giới từ 12m đến dưới 20m).

– Do bạn không cung cấp cụ thể lộ giới đường nên không có cơ sở trả lời. Bạn có thể tham khảo tại điều 12 Quyết định số 135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007.

* Gia đình tôi đang xây 1 ngôi nhà tại dự án Khang Điền, quận 9 nhưng em trai tôi mới bị tai nạn giao thông nên gia đình phải dồn hết tiền chạy chữa. Hiện tôi không đủ tiền để xây tiếp, tôi dự định khoảng 3 năm nữa sẽ xây tiếp. Tôi xin hỏi như vậy thì tôi sẽ bị phạt như nào? (Minh Long, 45 tuổi, foton9m@…)

– Nếu phần nhà của gia đình ông (bà) đã xây dựng đúng theo thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt này thì không bị xử phạt.

– Nếu sau 03 năm, gia đình ông (bà) tiếp tục xây dựng thì phải liên hệ với Chủ đầu tư dự án Khang Điền và Phòng Quản lý đô thị quận 9 để xác định lại thông tin quy hoạch nhằm xây dựng cho phù hợp với quy hoạch điều chỉnh (nếu có).

Công ty xây dựng nhà